Cà chua và sức khỏe con người – Cà chua là một loại quá được biến đến rất nhiều trong đời sống ẩm thực của người dân Việt Nam nói riêng và nên ẩm thực của các quốc gia khác trên Thế Giới nói chung. Vậy loại quả này có tác dụng gì đối với sức khỏe của người sử dụng? Hãy tham khảo bài viết sau nhé!
Cà chua và sức khỏe con người
Cà chua
Cà chua là một loại thực vật được biết đến với tên khoa học là Solanum lycopersicum. Đây là một loại thực vật thuộc nhóm thực vật quả mọng, thuộc họ Solanaceae, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.
Cà chua là một loại trái cây tuy nhiên thông qua thói quen sử dụng cà chua của người dùng thì cà chua được liệt vào nhóm các loại rau củ.
Cà chua là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C, kali, folate và vitamin K.
Thành phần dinh dưỡng của cà chua
Cà chua là một loại quả có vị chua nhẹ, ngọt thanh, khi chín có màu đỏ. Tuy nhiên ngày nay cà chua được lai tạo và nhân giống thành rất nhiều loại giống khác nhau, có các màu sắc khác nhau như vàng, cam, xanh lá cây và màu tím; đồng thời cũng có rất nhiều loại cà chua có các hương vị và đặc trưng khác nhau trên thị trường hiện nay.
Nước là một thành phần không thể thiếu trong mỗi trái cà chua. Trung bình một trái và chu, lượng nước chiếm đến 95% và 5% còn lại là các thành phần khác cũng như chất xơ ( chất đặc trung trong các loại rau, củ, quả).
- Carbs: Carbohydrate làm tăng 4% của cà chua sống, trong đó có 5 gram carbs trên một khối lượng trung bình của trái cà chua. Trong cà chua chứa các loại đường đơn giản như glucose và fructose, chiếm gần 70% lượng carbohydrate.
- Chất xơ: Cà chua là một nguồn chất xơ, cung cấp khoảng 1,5 gram cho mỗi kích thước trung bình cà chua. Các loại chất xơ trong cà chua có một đặc điểm chung đó là chất béo không hòa tan, trong các hình thức của hemicellulose, cellulose và lignin.
- Vitamin và khoáng chất: Cà chua là một nguồn tốt của nhiều loại vitamin và khoáng chất. Một trong những loại vitamin cần kể đến đầu tiên trong cà chua đó chính là vitamin C, đây là một chất dinh dưỡng thiết yếu và các chất chống oxy hóa. Một kích thước cà chua vừa có thể cung cấp khoảng 28% lượng hàng ngày được khuyến cáo. Vitamin K1 cũng là một loại vitamin quan trong được kể đến trong thành phần dinh dưỡng của cà chua, đây là loại vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ sự đông máu và đảm bao được sự chắc khỏe của hệ cương chúng ta.
- Folate (B9): Một trong những vitamin B, quan trọng cho sự phát triển mô bình thường và chức năng tế bào. Nó đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Tóm lại cà chua là loại quả có chứa rất nhiều thành phần khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của các hệ cơ quan trong cơ thể như vitamin C, kali, vitamin K và folate.
Trong cà chua còn có chứa rất nhiều các hợp chất thực vật cần thiết khác như:
- Lycopene: Một sắc tố đỏ và chất chống oxy hóa, đã được nghiên cứu rộng rãi và đưa ra được nhiều lợi ích lớn đối với sức khỏe của người sử dụng.
- Beta-Carotene: Một chất chống oxy hóa màu vàng, được chuyển đổi thành vitamin A khi được nạp vào trong cơ thể.
- Naringenin: Tìm thấy trong vỏ cà chua, flavonoid này đã được chứng minh để giảm viêm và bảo vệ chống lại các bệnh khác nhau ở đối tượng thử nghiệm là chuột.
- Axit chlorogenic: Một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể làm giảm huyết áp ở bệnh nhân có huyết áp cao.
- Chlorophyll và carotenoid không phải là yếu tố quyết định cho màu sắc của cà chua.
Lycopene trong cà chua
Hợp chất thực vật quan trọng nhất trong cà chua phải kể đến đó là hợp chất có tên gọi là lycopene. Đây là hợp chất có chứa beta-carotene, naringenin và axit chlorogenic – những hợp chất có tác dụng lớn đối với làn da cũng như sự khỏe mạnh của các tế bào trong cơ thể.
Lycopene là loại carotenoid có nhiều nhất trong cà chua chín và được tìm thấy cao nhất trong vỏ cà chua. Có nhiều công trình nghiên cứu thống kê được rằng những sản phẩm được làm từ cà chua, điển hình là các loại nước sốt, nước ép cà chua, … có thể cung cấp lượng lycopene cho cơ thể lên đến 80%, đây là một con số không hề nhỏ nếu cà chua được sử dụng để cung cấp cho cơ thể bằng hình thức này.
Lượng lycopene trong cà chua chế biến từ sản phẩm thường là cao hơn nhiều so với trong cà chua tươi. Ví dụ, có chứa 10-14 mg / 100 g nhưng cà chua tươi chỉ chứa 1-8 mg / 100 g của lycopene.
Các thực phẩm khác trong chế độ ăn uống của chúng ta có thể có một tác động mạnh tới sự hấp thụ lycopene từ hệ tiêu hóa. Tiêu thụ nó với chất béo có thể làm tăng sự hấp thụ lên đến 4 lần.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ cơ thể nào cũng có thể hấp thu tốt thành phần lycopene này, sự hấp thụ lycopene có thể thay đổi nhiều hoặc ít tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Mặc dù các sản phẩm cà chua chế biến có chứa lycopene cao, nhưng khuyến khích chúng ta vẫn nên sử dụng cà chua ở hình thức nguyên quả và sử dụng tươi hơn là qua chế biến để đảm bảo đủ lượng dưỡng chất khác có trong cà chua.
Cà chua khi chín có màu đỏ, nhưng loại quả này còn có nhiều màu khác nhau như vàng, cam, xanh lá cây và tím. Cà chua có nhiều loại với hình dạng và mùi vị khác nhau.
Công dụng thần lỳ của cà chua đối với sức khỏe
Giảm các bệnh về tim mạch
Theo nghiên cứu của trường Đại học Boston (Mỹ), cà chua có chứa một lượng lớn lycopene, góp phần giảm tới 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch bao gồm các cơn đau tim và đột quỵ, đây là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu thế giới.
Một nghiên cứu ở nam giới trung niên cho thấy hàm lượng lycopene và beta-carotene trong máu thấp có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ và có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung lycopene có hiệu quả trong việc giảm cholesterol trong máu.
Các thử nghiệm lâm sàng về sản phẩm cà chua cũng cho thấy hiệu quả chống lại chứng viêm và các dấu hiệu của mất cân bằng oxy hóa.
Cà chua cũng có khả năng bảo vệ lớp trong của mạch máu và làm giảm nguy cơ đông máu góp phần hạn chế sự hình thành nên căn bệnh về tim mạch và bệnh về máu.
Cung cấp vitamin và khoáng chất
Cà chua cung cấp một lượng lớn các vitamin tự nhiên và khoáng chất như vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B3, B5, B6, B7, lượng lớn vitamin C, folate, sắt, kali, magiê, crom, choline, kẽm, và phốt pho cho cơ thể người sử dụng và đây là những nguồn khoáng chất rất lành mạnh có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Ít loại rau, quả có thể so sánh với cà chua về dinh dưỡng. Loại siêu thực phẩm này chứa flavonones, flavonol, axit hydroxycinnamic, carotenoids, glycosides,… giàu chất chống oxy hóa, hạn chế các bệnh thoái hóa thần kinh.
Giảm tác hại từ thuốc lá cho cơ thể người
Cà chua chứa axit coumaric và axit chlorogenic, hai loại axit này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá.
Đối với cơ thể của người hút thuốc lá hoặc người hút thuốc lá gián tiếp khi sử dụng cà chua trong việc ăn uống đều mang lại tác dụng lớn đối với cơ thể.
Tăng hương vị hấp dẫn cho món ăn
Cà chua có thể góp mặt trong hầu hết các món ăn, không chỉ làm tăng hương vị mà còn giúp trái tim khỏe mạnh hơn, tăng cường khả năng chống các bệnh ung thư.
Tuy cà chua nấu chín làm mất đi lượng vitamin tự nhiên, nhưng lại tăng cường các chất phytochemical có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra khi sử dụng cà chua trong việc chế biến món ăn còn giúp mang lại màu sắc cho món ăn thêm đẹp mắt và ngon miệng.
Cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
Cà chua chứa nhiều vitamin, lycopene, và các thành phần khác như axit citric, axit malic, pectin đều có tác dụng thúc đẩy dạ dày và ruột hoạt động “trơn tru”, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đặc biệt hiệu quả khi kết hợp cùng rau chân vịt để giải quyết vấn đề trên.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và bàng quang
Bổ sung cà chua trong khẩu phần ăn đồng nghĩa với việc tăng cường chất khử trùng, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tiêu chảy, ngăn ngừa sự xuất hiện của sỏi thận, sỏi túi mật.
Cà chua làm cho tóc khỏe, đẹp
Nước ép cà chua rất giàu vitamin K, uống thường xuyên giúp cải thiện độ bóng mượt và dày của tóc.
Tăng cường hệ miễn dịch
Sử dụng cà chua mỗi ngày giúp tăng hàm lượng vitamin C trong máu, ức chế các chất gây căng thẳng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nước ép cà chua giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi hiệu quả.
Hỗ trợ khả năng đốt cháy chất béo
Cà chua là một nguyên liệu không nên bỏ qua trong việc thực hiện và sử dụng một thực đơn ăn kiêng. Cà chua kích thích cơ thể sản xuất ra các carnitine axit amin, được chứng minh là có khả năng đốt cháy 30% chất béo không cần thiết trong cơ thể.
Cải thiện tầm nhìn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt
Cà chua là nguồn cung cấp phong phú các chất carotene beta dinh dưỡng thực vật, lutein, và zeaxanthin, giúp cải thiện thị lực, bảo vệ mắt khỏi quá trình thoái hóa sớm.
Giảm nguy cơ ung thư vú
Theo tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, cà chua chứa hàm lượng cao các chất alpha-carotene, beta-carotene, lutein, zeaxanthin, lycopene, và carotenoids giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Ăn cà chua chín sẽ tốt hơn khi ăn cà chua sống. Nếu ăn cà chua sống cần: Chọn cà chua sống có màu sắc tự nhiên, không bị ủng hay dập nát. Trước khi sử dụng cần rửa sạch cà chua với nước muối để loại trừ đi các hóa chất cũng như thuốc trừ sâu.
Ăn cà chua sai cách cần tránh
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác.
Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.
Không nên ăn hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.
Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.
Không ăn cà chua khi đói: Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày.
Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài: Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.
Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố “alkaloid” nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là “alkaloid” sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
Không ăn quá nhiều cà chua: Bởi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ.
Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.
Cà chua là một loại quả có giá trị dinh dưỡng rất cao mà thiên nhiên đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta. Với nguồn dinh dưỡng này thì cà chua mang lại rất nhiều các tác dụng khác nhau cho cơ thể con người. Vì thế đùng bỏ qua loại thực phẩm bổ ích này nhé.