Mang thai tháng thứ 4 và điều cần biết – Sức khỏe mẹ bầu trong tháng thứ 4 của thai kỳ hay trong cả thời kỳ mang thai là một điều đáng được quan tâm. Chắc hẳn không phải ai cũng biết và nắm được những điều cần lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu ở giai đoạn này.
Không chỉ riêng phụ nữ mang thai mà gia đình và đặc biệt là những ông chồng cũng cần biết về những kiến thức cơ bản này.
Mang thai tháng thứ 4 và điều cần biết
Sự thay đổi sinh lý ở thai phụ
- Khi thai nhi có mức độ phát triển bình thường thì ở thời gian này đã có sự phát triển về kích thước của tử cung nên đôi lúc mẹ bầu có thể cảm thấy bụng mình nhô ra rõ rệt.
- Sự thay đổi ở nhũ hoa. Nhũ hoa mẹ bầu sẽ xuất hiện những quần thâm sẫm màu, có hiện tượng ra huyết trắng và có cảm giác nặng bụng. Da mặt mẹ bầu bắt đầu xuất hiện những vết nám nên việc bảo da hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời là điều cần thiết. Đồng thời cũng trong giai đoạn này, chứng ốm nghén hoặc đi tiểu nhiều của mẹ bầu cũng bắt đầu có những cải thiện.
- Nhịp đập của tim mẹ bầu cũng như thể tích của tim tăng hơn từ 30 – 50 %. Hoạt động của thận cũng tăng thêm 25% tốc độ. Tử cung cần cung cấp thêm 5% lượng máu để đảm bảo hoạt động bình thường. Khối lượng cơ thể của các mẹ bầu có thể tăng thêm từ 2,5 – 4,5 kg.
Các tình huống thường gặp và kỹ năng giải quyết cơ bản
- Chứng táo bón: Táo bón là hiện tượng không quá xa lạ trong cả giai đoạn mang thai. Để khắc phục chứng táo bón, mẹ bầu nên uống nhiều nước, sử dụng các loại thức ăn giàu chất xơ, sử dụng trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Tâm trạng không ổn định: Tâm trạng không ổn định cũng là một vấn đề bình thường. Để giúp ổn định tâm trạng của mẹ bầu thì việc đầu tiên người thân và gia đình nên dành nhiều sự quan tâm hơn đối với họ. Người chồng lúc này đóng một vai trò quan trọng, hãy trò chuyện, đi dạo, mua sắm, ăn uống thường xuyên với vợ để phần nào giúp họ giảm được áp lực về tâm lý khi mang bầu.
- Sự phát triển thể hình khiến quần áo không còn vừa người, lúc này mẹ bầu nên sử dụng các loại trang phục có kích thước lớn hơn, mềm mịn hơn để tạo cảm giác thoải mái không gò bó cơ thể.
Bất kỳ các thay đổi nào của cơ thể mẹ bầu cũng có thể xảy ra trong giai đoạn này. Nếu như bạn là một người hay quên thì hãy sử dụng sổ tay để ghi lại tất cả và tiếp nhận sự tư vấn từ phía bác sĩ sản khoa để điều trị các triệu chứng.
Hành động của người chồng đối với thai phụ tháng thứ 4
- Thường xuyên trò chuyện cùng vợ về các vấn đề công việc, cuộc sống, ẩm thực, giải trí, du lịch, … trò chuyện các nội dung có tính giải trí để giảm bớt căng thẳng cho vợ.
- Cùng vợ thực hiện các bào thể dục nhẹ nhàng, hoạt động đi bộ vào buổi sáng, tối để thư giãn cơ thể mẹ và bé.
- Trực tiếp đưa vợ đi thăm khám bác sĩ khi rảnh rỗi hoặc chủ động nhắc vơ đi khám định kỳ để biết được cụ thể tình hình của thai nhi. Đồng thời hành động này của các ông chồng cũng khiến mẹ bầu giảm bớt căn thẳng và có cảm giác cả mẹ và con đề được quan tâm, đón nhận.
- Tiến hành trò chuyện, sờ, cho em bé nghe nhạc… bụng mẹ để tiếp xúc dần dần với em bé.
- Hạn chế việc quan hệ tình dục với tần suất cao và thời gian lâu với mẹ bầu để giảm bớt áp lực cho tử cung cũng như em bé trong bụng.
Những điều cấm thực hiện khi mang thai ở tháng thứ 4
- Vấn đề dinh dưỡng: thực hiện chế độ ăn uống sạch, lành mạnh, có chọn lọc để dung nạp đủ protein, vitamin và muối kháng cũng như chất xơ cho cơ thể. Cấm bỏ bữa, nhịn ăn, cấm việc sử dụng các laoij thức ăn, thức uống chứa chất kích thích, chứa cồn, cấm việc sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn sử dụng nhiều chất bảo quản, … việc này làm cho cơ thể mẹ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Đặc biệt phải biết kiểm soát sự tăng cân đều đặn.
- Hạn chế sử dụng các loại quần áo gò bó, ôm sát người để tạo cảm giác thoải mái cho hoạt động của mẹ quan trong nhất là tạo điều kiện cho thai nhi cử động dễ dàng khi cần. Đặc biệt mẹ bầu nên chú ý hạn chế việc sử dụng giày cao gót, vì đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn từ yếu tố tác động bên ngoài làm động thai, sảy thai đáng tiếc cho thai phụ.
- Mẹ bầu không nên ngồi một chỗ quá lâu và phải thường xuyên vận động cơ thể. Khi đứng dậy hoặc ngồi xuống phải nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh khom lưng, tránh ngồi trên ghế không có chỗ tựa; tránh ngủ giường quá mềm,… việc này giúp giảm hiện tượng đau lưng.
Với những chia sẻ về cách chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 4 này, hy vọng gia đình và bản thân các mẹ sẽ nắm vững những kiến thức để bảo vệ mình và thai nhi phát triển một cách an toàn và tốt nhất.